thông tin tuyên truyền
Giun đất được ví như “chiếc máy cày tự nhiên” của người nông dân nhờ khả năng làm tơi xốp, giàu dinh dưỡng cho đất. Thời gian gần đây, loài sinh vật này đang bị tận diệt bằng kích điện, bán cho các thương lái để xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Theo các chuyên gia môi trường và nông nghiệp cho rằng đây là “hành động tàn sát thiên nhiên”, có tác hại lâu dài, phá hủy môi trường đất cần phải đáng báo động đỏ.
Thực hiện Công văn số 701/UBND-KT ngày 04/4/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn về việc Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc đánh bắt giun đất bằng kích điện và hóa chất trên địa bàn huyện. Nhằm ngăn chặn việc đánh bắt giun đất, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sóc Sơn tuyên truyền về lợi ích của giun đất và tác hại khi khai thác giun đất bằng kích điện như sau:
1. Lợi ích của giun đất đối với đất và cây trồng.
Giúp đất trở nên tơi xốp và thoáng khí, tăng năng suất cây trồng
Giun đất tạo ra các đường mòn dẫn chất dinh đi khắp nơi. Các khe hở trong đất do giun thường xuyên di chuyển sẽ làm cho đất tơi, giàu dưỡng khí, không khí trong đất cũng lưu thông tốt hơn. Đây là điều kiện rất tốt giúp rễ cây hô hấp dễ dàng. Nhờ đó cây trồng sẽ phát triển tốt và mang lại năng suất cao.
Giúp đất giàu dinh dưỡng
Thức ăn chính của giun đất là vụn cây mục nát như thân, lá, rễ cây, đất. Bởi vậy chất thải của giun rất giàu khoáng chất và các thành phần hữu cơ. So với vùng đất không có giun sinh sống thì nơi có nhiều giun sinh sống sẽ có hàm lượng Nitơ cao gấp 5 lần, Phôtpho cao gấp 7 lần, Magiê cao gấp 3 lần và Kali cao gấp 11 lần.
Cải thiện cấu trúc đất
Nếu không có giun đất thì môi trường đất sẽ trở nên cằn cỗi. Phân giun và xác giun có tác dụng tuyệt vời trong cải tạo đất. Chúng giúp tái tạo keo đất và xây dựng cấu trúc bề mặt đất bằng lượng phân để lại. Nếu được phát triển thuận lợi, phân giun đất đủ để tạo thành lớp đất sâu 5mm.
Giảm thiểu vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng
Trong quá trình giun đất sử dụng lá,thân, rễ cây để làm thức ăn, chúng sẽ tiêu hóa luôn những vi sinh vật, nấm mốc gây bệnh. Trong khi đó phân giun đất lại là môi trường rất tốt để các vi sinh vật có lợi phát triển. Hệ vi sinh vật có lợi này có khả năng tạo ra các chất kháng sinh để tiêu diệt vi sinh vật có hại.
2.Tác hại của việc khai thác giun trong đất bằng kích điện:
Sử dụng kích điện đánh bắt giun đất gây ra rất nhiều tác hại đối với con người, cây trồng cũng như quần thể sinh vật trong đất cụ thể như sau:
- Tình trạng khai thác giun đất ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây trồng.
- Tình trạng khai thác giun đất cũng như bất kỳ các loài sinh vật nào trong đất đều làm ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, phá vỡ đa dạng sinh học, hủy hoại môi trường đất. Đánh bắt giun đất bằng xung điện là một cách khai thác “tận diệt”, có tác hại lâu dài, góp phần nhanh chóng biến các vùng đất thành “vùng đất chết”. Hệ quả của việc đánh bắt đó là phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường sinh thái.
- Sử dụng kích điện khai thác giun đất có thể gây hậu quả chết người. Việc sử dụng kích điện dễ gây tai nạn và ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng và những người xung quanh.
Vì vậy, bất luận vì mục đích gì tình trạng đánh bắt giun đất bằng kích điện và hóa chất cần phải được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học và đó cũng là bảo vệ chính chúng ta. Việc khai thác giun đất cũng như các sinh vật khác trong đất bằng bất kỳ hình thức nào làm ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phá vỡ đa dạng sinh học và hủy hoại môi trường đất đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luậtVĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA HUYỆN ỦY
- Báo cáo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 15 HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX,...
- Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng năm 2024 của HĐND huyện Sóc...
- Thông báo bổ sung nội dung Kế hoạch tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2023
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2021
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng quý I, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng...
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA UBND
- Xã Nam Sơn triển khai Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND xã Nam Sơn về sắp xếp đơn vị...
- Thông báo kết luận cảu đồng chí Phạm Văn Minh - CT UBND huyện tại Hội nghị giao ban trực tiếp và...
- Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện
- Thông báo kê khai Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với cá nhân, hộ gia đình đang sử...
- Thông báo kết luận của đồng chí Hoàng Văn Chung - Chủ tịch UBND xã tại hội nghị triển khai nhiệm...
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA HĐND
- Nghị quyết số 33/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
- BÁO CÁO TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI TRƯỚC VÀ SAU KỲ HỌP THỨ XIV TRƯỚC VÀ SAU KỲ HỌP THỨ XIV, HỘI...
- Báo cáo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 15 HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX,...
- CHƯƠNG TRÌNH KỲ HỌP THỨ 10 HĐND XÃ NAM SƠN KHÓA XX
- Hội đồng nhân dân xã Nam Sơn tổ chức Kỳ họp thứ 10 HĐND xã khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026