An ninh quốc phòng
TÀI LIỆU PHÁT THANH
TÌM HIỂU LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Nhằm thể chế hoá đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác này, bảo đảm tính hợp hiến và tương thích của luật với các quy định của pháp luật hiện hành; khắc phục được những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này trong tình hình hiện nay. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; quy định rõ, cụ thể các trường hợp được sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trong khi làm nhiệm vụ của các lực lượng chức năng có liên quan, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 3 thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; Ngày 25/11/2019, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Sở Tư pháp giới thiệu một số câu hỏi tìm hiểu nội dung cơ bản của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Câu 1. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định vũ khí là gì?
Trả lời: Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Câu 2. Vũ khí quân dụng được quy định trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ bao gồm những loại nào?
Trả lời: Điểm a Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định vũ khí quân dụng bao gồm:
- Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để thi hành công vụ, bao gồm:
+ Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
+ Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
+ Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
- Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
- Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.”
Câu 3. Súng săn được quy định trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định như thế nào ?
Trả lời: Khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Câu 4. Vũ khí thô sơ được quy định trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định như thế nào?
Trả lời: Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Câu 5. Vũ khí thể thao được quy định trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định như thế nào ?
Trả lời:
Khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
- Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
- Vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
Câu 6. Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là gì ?
Trả lời: Điểm b Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định Vũ khí có tính năng tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.”
Câu 7. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là gì ?
Trả lời: Khoản 6 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.
Câu 8. Vật liệu nổ theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là gì ? Bao gồm những loại nào?
Trả lời: Khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
- Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
- Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
Câu 9. Vật liệu nổ quân dụng theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là gì?
Trả lời: Khoản 8 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Câu 10. Vật liệu nổ công nghiệp được Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định như thế nào?
Trả lời: Khoản 9 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.
Câu 11. Tiền chất thuốc nổ được Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định như thế nào?
Trả lời: Khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định tiền chất thuốc nổ là hóa chất nguy hiểm, trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ.
Câu 12. Công cụ hỗ trợ được Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định như thế nào? Bao gồm những gì?
Trả lời: Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
1. Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
2. Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
3. Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
4. Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
4. Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
5. Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4 nêu trên.
Câu 13. Kinh doanh được quy định trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào?
Trả lời: Khoản 12 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định Kinh doanh là việc mua bán vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Câu 14. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào?
Trả lời: Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3. Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.
4. Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.
5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.
6. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.
7. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.
8. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
9. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.
Câu 15. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Trả lời: Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ như sau:
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.
3. Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được giao.
6. Giao vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
7. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
8. Vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
9. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
10. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
11. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ dưới mọi hình thức.
12. Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
13. Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
14. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Câu 16. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định người được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo những điều kiện gì?
Trả lời: Khoản 2 Điều 6 và khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định người được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
- Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
- Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Câu 17. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo những điều kiện và trách nhiệm gì?
Trả lời: Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo những điều kiện và trách nhiệm sau:
1. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
- Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
- Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sau đây:
- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;
- Khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;
- Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;
- Bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.
Câu 18. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ như thế nào?
Trả lời: Điều 8 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
1. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
- Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
- Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
- Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.
Câu 19. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp nào?
Trả lời: Khoản 1 Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thu hồi trong trường hợp sau đây:
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể, chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
- Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng;
- Không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Câu 20. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời: Điều 12 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bảo vệ khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ đến thăm và làm việc tại Việt Nam;
b) Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra, vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của Luật Cảnh vệ;
b) Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
Câu 21. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định Số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được phép mang vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời: Điều 13 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được phép mang vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép mang tối đa 10 khẩu súng ngắn kèm theo cơ số đạn, phụ kiện kèm theo (nếu có) và công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để làm nhiệm vụ bảo vệ. Trường hợp mang nhiều hơn 10 khẩu súng ngắn hoặc chủng loại khác và cơ số đạn, phụ kiện kèm theo (nếu có) phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định quyết định số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mang vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
3. Số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mang vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Câu 22. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định đối tượng nào được trang bị vũ khí quân dụng?
Trả lời: Khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng như sau:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm lâm, Kiểm ngư;
- An ninh hàng không;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
Câu 23. Loại vũ khí quân dụng trang bị cho lực lượng Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm lâm, Kiểm ngư, An ninh hàng không, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan như thế nào?
Trả lời: Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định loại vũ khí quân dụng trang bị cho Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm lâm, Kiểm ngư, An ninh hàng không, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan như sau:
1. Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, An ninh hàng không được trang bị súng ngắn và đạn sử dụng cho loại súng này.
2. Kiểm lâm, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.
3. Kiểm ngư được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên, súng máy có cỡ nòng đến 14,5 mm và đạn sử dụng cho các loại súng này.
4. Trường hợp cần thiết phải trang bị loại vũ khí quân dụng ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và 3 nêu trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Câu 24. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo nguyên tắc nào?
Trả lời:
Theo khoản 2 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo nguyên tắc sau đây:
- Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
- Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
- Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.
Câu 25. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định các trường hợp nào được nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự?
Trả lời: Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự như sau:
1. Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
- Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
- Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
- Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
2. Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
- Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
- Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Câu 26. Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, đối tượng nào được trang bị vũ khí thể thao?
Trả lời: Khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Công an nhân dân;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
- Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.
Câu 27. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định việc sử dụng vũ khí thể thao như thế nào?
Trả lời:
Điều 27 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định sử dụng vũ khí thể thao như sau:
1. Vũ khí thể thao được sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm tổ chức, được cảnh giới và có biện pháp bảo đảm an toàn; tuân thủ giáo án tập luyện, luật thi đấu thể thao và điều lệ giải.
2. Vũ khí thể thao phải được kiểm tra an toàn trước, trong và sau khi tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Vũ khí thể thao được giao cho vận động viên, huấn luyện viên, học viên hoặc hội viên thuộc đối tượng là Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ; Công an nhân dân; Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động; Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao để tập luyện, thi đấu thể thao tại địa điểm tập luyện và thi đấu.
Câu 28. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định đối tượng nào được trang bị vũ khí thô sơ?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Kiểm lâm, Kiểm ngư;
- An ninh hàng không;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
Câu 29. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định thủ tục khai báo vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng như thế nào?
Trả lời: Khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định thủ tục khai báo vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi được trang bị vũ khí thô sơ phải đến cơ quan Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ làm thủ tục khai báo. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất; nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu (nếu có) của từng vũ khí thô sơ; bản sao Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ; bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ có trách nhiệm thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tập thể, cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ dùng làm hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo phải khai báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở hoặc cư trú. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị; bản kê khai vũ khí thô sơ, bản sao giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ (nếu có); giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an xã, phường, thị trấn phải thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho tập thể, cá nhân sở hữu.
Câu 30. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định sử dụng vũ khí thô sơ như thế nào?
Trả lời: Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định Sử dụng vũ khí thô sơ như sau:
1. Người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định: Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng; Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay; Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra và được sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
- Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
- Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
- Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
b) Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
- Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
- Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
- Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác;
- Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
c) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác;
d) Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Người được giao sử dụng vũ khí thô sơ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí thô sơ đã tuân thủ quy định trên và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí thô sơ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 31. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm những điều kiện gì theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Trả lời: Khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ những điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hoạt động ngành, nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
- Có hoạt động khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, công trình nghiên cứu, thử nghiệm hoặc thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
- Có kho, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
- Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, vệ sinh môi trường; bảo đảm khoảng cách an toàn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định có liên quan;
- Người quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn và người khác có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
- Quy mô sử dụng thuốc nổ trong 01 quý từ 500 kg trở lên, trừ trường hợp sử dụng thuốc nổ để thử nghiệm, thăm dò, đánh giá địa chất.
Câu 32. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải tuân theo những quy định nào của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Trả lời: Khoản 2 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải tuân theo quy định sau đây:
- Chỉ được mua vật liệu nổ công nghiệp có trong Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam từ các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
- Vật liệu nổ công nghiệp không sử dụng hết phải bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
- Thực hiện việc bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi tiến hành nổ mìn;
- Lập thiết kế, phương án nổ mìn phù hợp với quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội nơi nổ mìn. Trong thiết kế, phương án nổ mìn phải quy định cụ thể các biện pháp an toàn, bảo vệ, canh gác chống xâm nhập trái phép khu vực nổ mìn; thủ tục cảnh báo, khởi nổ; thủ tục bảo quản và thủ tục giám sát việc tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn và nội dung khác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phê duyệt và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý khi nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn;
- Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện các hoạt động theo giấy phép.
Câu 33. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định dịch vụ nổ mìn như thế nào?
Trả lời: Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định dịch vụ nổ mìn như sau:
1. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau:
a) Dịch vụ nổ mìn là việc thực hiện hợp đồng nổ mìn giữa tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của Luật này, bao gồm: dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương; dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa; dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Số lượng, phạm vi, quy mô của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn phải phù hợp với nhiệm vụ, nhu cầu của hoạt động xây dựng, hoạt động khoáng sản tập trung và điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương;
c) Trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp chỉ định, bắt buộc việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký ngành, nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn; đối với tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là doanh nghiệp nhà nước;
b) Có đủ điều kiện về sử dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đủ để cung ứng dịch vụ cho tối thiểu 05 tổ chức thuê dịch vụ;
c) Có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện dịch vụ nổ mìn.
3. Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Không phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đã thuê dịch vụ nổ mìn;
b) Chỉ được thuê một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn tại một vị trí, địa điểm;
c) Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ nổ mìn trong các hoạt động cụ thể khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
d) Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ nổ mìn các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Câu 34. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp quy định tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện nào?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
- Tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề vận chuyển hàng hóa;
- Phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải đủ điều kiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; bảo đảm điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy;
- Người quản lý, người điều khiển phương tiện, áp tải và người phục vụ có liên quan đến vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy;
- Có Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; biểu trưng báo hiệu phương tiện đang vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
Câu 35. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp quy định người thực hiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải tuân theo quy định nào?
Trả lời:
Theo khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì người thực hiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải tuân theo quy định sau:
- Thực hiện đúng nội dung ghi trong Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
- Kiểm tra tình trạng hàng hóa trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần phương tiện dừng, đỗ và khắc phục ngay sự cố xảy ra;
- Có phương án vận chuyển bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp;
- Thực hiện đầy đủ thủ tục giao, nhận về hàng hóa, tài liệu liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp;
- Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; không vận chuyển khi thời tiết bất thường. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ;
- Không được chở vật liệu nổ công nghiệp và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển.
Câu 36. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Trả lời:
Tại khoản 1, 2 Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp như sau:
1. Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền;
b) Thành lập bộ phận quản lý và kiểm tra an toàn, đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, xây dựng phương án nổ mìn, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, ban hành nội quy, quy định, quy trình bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
c) Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn 10 năm;
d) Báo cáo định kỳ, báo cáo trong trường hợp đột xuất.
2. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp chỉ được mua bán sản phẩm đúng khối lượng, số lượng, chủng loại theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 37. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ như thế nào?
Trả lời: Điều 46 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ như sau:
1. Việc nghiên cứu, chế tạo tiền chất thuốc nổ do tổ chức khoa học và công nghệ hoặc doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ thực hiện.
2. Việc sản xuất tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Do tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện;
b) Địa điểm cơ sở sản xuất tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự. Nhà xưởng, kho, công nghệ, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy mô và đặc điểm nguyên liệu, sản phẩm tiền chất thuốc nổ; bảo đảm yêu cầu về an toàn, phòng cháy và chữa cháy; khoảng cách an toàn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu trong quá trình sản xuất;
d) Chỉ được sản xuất, bán sản phẩm đúng chủng loại cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, kinh doanh, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
3. Việc kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Do doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện;
b) Địa điểm kho, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm khoảng cách an toàn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định có liên quan; kho chứa hoặc kho thuê theo hợp đồng để chứa tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm điều kiện về bảo quản chất lượng trong thời gian kinh doanh; công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm chất lượng và vệ sinh môi trường; phương tiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm; có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại tiền chất thuốc nổ kinh doanh; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường;
c) Có kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của Luật Hóa chất;
d) Người trực tiếp quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất, phòng cháy và chữa cháy.
4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ thì được xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ;
b) Chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ khi có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp;
c) Việc ủy thác nhập khẩu tiền chất thuốc nổ chỉ được thực hiện giữa các doanh nghiệp được phép sản xuất, doanh nghiệp được phép kinh doanh hoặc tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng với doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ.
5. Miễn trừ cấp phép trong trường hợp sau đây:
a) Miễn trừ việc cấp giấy phép kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ phục vụ cho nghiên cứu khoa học, thử nghiệm với khối lượng sử dụng trong 01 năm từ 05 kg trở xuống;
b) Tổ chức nhập khẩu tiền chất thuốc nổ để sử dụng trực tiếp cho sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm phải có Giấy phép nhập khẩu tiền chất thuốc nổ và được miễn trừ việc cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ nhưng vẫn phải bảo đảm điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 3 nêu trên;
c) Tổ chức sử dụng tiền chất thuốc nổ không hết khi bán lại cho tổ chức cung cấp tiền chất thuốc nổ hợp pháp được miễn trừ việc cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ.
Câu 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ như thế nào?
Trả lời: Điều 47 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ như sau:
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ;
b) Bản sao quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;
d) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ là Amoni nitrat có hàm lượng từ 98,5% trở lên;
đ) Bản sao văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà, công trình sản xuất, kho bảo quản tiền chất thuốc nổ;
e) Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất tiền chất thuốc nổ; bản sao Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
g) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp của người đến liên hệ.
2. Doanh nghiệp đang sản xuất tiền chất thuốc nổ có yêu cầu chuyển đổi tên doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất, chỉ cần có văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ, bản sao quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đổi tên doanh nghiệp và bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ là Amoni nitrat có hàm lượng từ 98,5% trở lên do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
3. Doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ có cải tạo, nâng cấp hạ tầng và thiết bị sản xuất tiền chất thuốc nổ nhưng không làm giảm các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về mặt bằng, công nghệ và điều kiện về phòng, chống cháy, nổ, kỹ thuật an toàn của dây chuyền sản xuất đã được cấp phép, sau khi thực hiện cải tạo, nâng cấp, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ làm văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ.
4. Doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ bị sự cố, tai nạn phá hủy làm hư hỏng dây chuyền sản xuất, sau khi có kết quả điều tra và sửa chữa phục hồi, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ phải lập hồ sơ kỹ thuật của quá trình sửa chữa, phục hồi và làm văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ.
5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Câu 39. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định đối tượng nào được trang bị công cụ hỗ trợ?
Trả lời: Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan thi hành án dân sự;
- Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
- Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
- An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
- Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
- Ban Bảo vệ dân phố;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Cơ sở cai nghiện ma túy;
- Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Câu 40. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về sử dụng công cụ hỗ trợ như thế nào?
Trả lời: Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về sử dụng công cụ hỗ trợ như sau:
1. Người được giao công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ như sau:
a) Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
- Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
- Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
- Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
b) Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
- Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
- Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
- Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
c) Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
d) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
đ) Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;
e) Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật”.
2. Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng công cụ hỗ trợ đã tuân thủ quy định nêu trên và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 41. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như thế nào?
Trả lời: Điều 63 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trình báo, khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất trong trường hợp không thuộc đối tượng trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kỳ nguồn nào hoặc phát hiện, thu nhặt được.
2. Việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Việc vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được phải sử dụng phương tiện chuyên dùng hoặc các phương tiện khác nhưng phải bảo đảm an toàn.
3. Việc tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được tiến hành thường xuyên và thông qua các đợt vận động.
4. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn giá trị sử dụng sau khi được phân loại sẽ được đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật.
5. Việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trang bị đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
6. Người làm công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và được trang bị các thiết bị bảo vệ để bảo đảm an toàn.
Câu 42. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như thế nào?
Trả lời: Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
1. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom bao gồm: các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phế liệu, phế phẩm, phụ kiện của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chất nổ từ bom, mìn, lựu đạn, đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi.
2. Các trường hợp tiếp nhận, thu gom bao gồm:
a) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được trang bị hoặc sở hữu theo quy định của pháp luật;
b) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có liên quan đến vụ án đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ;
c) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện nhưng không xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý hoặc sở hữu; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sau chiến tranh còn tồn tại ở ngoài xã hội.
Câu 43. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ như thế nào?
Trả lời: Điều 65 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ phải nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ lý do, mục đích, yêu cầu đào bới, tìm kiếm; bản sao tài liệu chứng minh việc sử dụng, quản lý hoặc thi công công trình hợp pháp tại địa điểm đề nghị đào bới, tìm kiếm;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trả lời bằng văn bản, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ phải đề nghị hoặc thuê tổ chức, đơn vị được phép đào bới, tìm kiếm quy định tại khoản 5 Điều này thực hiện việc đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ.
3. Tổ chức, cá nhân đề nghị đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ phải có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 05 ngày trước khi thực hiện việc đào bới, tìm kiếm để có phương án phối hợp bảo đảm an toàn. Việc đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ chỉ được thực hiện trong phạm vi, địa điểm đã được cho phép.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị có nhu cầu đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ ngoài phạm vi, địa điểm đã được cho phép thì phải có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chậm nhất trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản trả lời; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
5. Tổ chức, đơn vị được phép thực hiện đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ bao gồm: đơn vị chuyên ngành kỹ thuật về vũ khí, công binh thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; tổ chức khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Câu 44. Thẩm quyền tiếp nhận, thu gom, phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Trả lời: Điều 66 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định thẩm quyền tiếp nhận, thu gom, phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cơ quan quân sự, cơ quan Công an, đơn vị Quân đội có thẩm quyền tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên có trách nhiệm phân loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom.
3. Cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này có thẩm quyền quyết định thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên thực hiện việc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
5. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật chứng hoặc liên quan đến vụ án được xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Câu 45. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Trả lời: Điều 67 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Tổ chức tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Lập biên bản tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; biên bản tiếp nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp, 01 bản lưu tại cơ quan tiếp nhận;
c) Ghi vào sổ tiếp nhận, thu gom đầy đủ các thông tin liên quan đến việc tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Trình tự, thủ tục thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Tổ chức thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Lập biên bản thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
c) Ghi vào sổ tiếp nhận, thu gom đầy đủ các thông tin về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân trình báo.
3. Trường hợp thu gom vũ khí hạng nặng, bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo các loại hoặc các vũ khí khác cần phải có kỹ thuật chuyên ngành xử lý thì cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận thông tin phải tổ chức bảo vệ và thông báo ngay cho cơ quan quân sự cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên để tổ chức thu gom, xử lý theo thẩm quyền.
4. Trường hợp cơ quan tiếp nhận, thu gom cho rằng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có dấu hiệu liên quan đến hoạt động phạm tội thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 46. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chế tài xử lý Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ như thế nào?
Trả lời:
Điều 305 luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chế tài xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ như sau:
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
c) Làm chết 02 người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
c) Làm chết 03 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Câu 47. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chế tài xử lý Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ như thế nào?
Trả lời:
Điều 306 luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chế tài xử lý Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ như sau:
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Câu 48. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chế tài xử lý Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như thế nào?
Trả lời:
Điều 307 luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chế tài xử lý Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc tiêu hủy vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT,...) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.
Thời gian qua, người dân Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với vấn nạn lừa đảo qua mạng (lừa đảo trực tuyến), các đối tượng lừa đảo tìm mọi cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất là con người. Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản. Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư… Và mục tiêu cuối cùng của các đối tượng nhằm đến là “tài chính”.
Ngoài những biện pháp kỹ thuật, việc nâng cao nhận thức, cùng với các kỹ năng từ cơ bản tới nâng cao cho người dân được xem là một trong những biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của lừa đảo trực tuyến. Khi người dân, những người yếu thế nắm vững được các kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến sẽ cảnh giác hơn, từ đó giảm thiểu vấn nạn lừa đảo trực tuyến đang xảy ra hàng ngày.
Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Việc tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng là một hành trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự cảnh giác và nỗ lực liên tục. Mỗi người cần nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trên không gian mạng.
I. KỸ NĂNG NHẬN BIẾT
Kỹ năng nhận biết giúp người dùng nắm được những kiến thức cơ bản để kịp thời nhận biết và phòng tránh nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến. Kịch bản chung của các đối tượng thường là giả mạo danh tính hoặc sử dụng tài khoản mạng xã hội giả mạo để liên hệ với nạn nhân, dẫn dụ khai báo thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc nhấp vào đường liên kết, tải về ứng dụng độc hại nhằm chiếm đoạt tài chính của nạn nhân.
1.Cách tiếp cận
Các đối tượng lừa đảo thường áp dụng các thủ đoạn tác động tâm lý để tiếp cận nạn nhân như: Tự nhận/giả mạo là cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, cán bộ đang làm việc tại các Bộ/Ngành...), đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức tài chính ngân hàng, gia đình bạn bè,... để đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, chủ quan...
Các kênh thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tiếp cận gồm:
- Cuộc gọi qua SIM
- Tin nhắn (SMS)/ Thư điện tử (Email)
- Mạng xã hội
- Nền tảng chat OTT (Ví dụ: Zalo, WhatsApp, Viber, Telegram...). Đôi khi các đối tượng còn sử dụng trực tiếp các kênh OTT này để tiếp cận nạn nhân.
- Website giả mạo
- Các ứng dụng giả mạo
2.Phương thức lừa đảo
Các phương thức chính được các đối tượng lừa đảo trực tuyến sử dụng bao gồm:
- Dẫn dụ Quét mã QR hoặc vào các website lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân (để hack vào các loại tài khoản) từ đây tiếp tục lừa đảo để lấy các mã OTP, mã xác thực,...hoặc hack vào các tài khoản mạng xã hội để làm bàn đạp tiếp tục lừa đảo bạn bè, người thân.
- Hướng kết nối vào các ứng dụng chat OTT để thao túng tâm lý (thường như Zalo sau đó dẫn dụ vào các OTT không được kiểm soát khác như Telegram, Viber, WhatsApp… để từ đây áp dụng các kịch bản lừa đảo khác nhau ...)
- Lừa nạn nhân cài các ứng dụng giả mạo hoặc kích hoạt tệp tin có chèn mã độc hại (có đuôi như .pdf, .doc, .xlsx, .bat, .zip, .rar, .html, exe...) để chiếm quyền thiết bị từ đó đánh cắp thông tin cá nhân, lấy tiền trong tài khoản, bôi nhọ danh dự hoặc tống tiền…
- Tác động tâm lý trực tiếp (qua điện thoại) để chiếm đoạt tiền trực tiếp (qua chuyển khoản hoặc ra ngân hàng gửi tiền cho đối tượng lừa đảo) hoặc dẫn dụ nạn nhân nhập cú pháp chuyển sang eSIM để chiếm đoạt số điện thoại của nạn nhân..
3.Cách thức thực hiện
Đối tượng lừa đảo thường dẫn dụ nạn nhân bằng những cách sau đây:
- Tạo dựng lòng tin: Giả danh tổ chức uy tín như ngân hàng, cơ quan chính phủ, hoặc công ty nổi tiếng. Đối tượng sử dụng email, tin nhắn, hoặc cuộc gọi để tạo dựng lòng tin và yêu cầu thông tin nhạy cảm từ nạn nhân.
- Kịch bản lừa đảo: Được biên soạn sẵn một cách chi tiết, và khéo léo để thao túng tâm lý nhằm mục đích dẫn dụ tạo niềm tin và sự đồng cảm từ nạn nhân. Đóng nhiều vai nhân vật khác nhau để tạo ra một câu chuyện hoàn hảo đánh động vào tâm lý của nạn nhân một cách sâu sắc.
- Sử dụng biểu mẫu và giao diện giả mạo: Các trang web lừa đảo thường sao chép giao diện của các trang web chính thức, sử dụng biểu mẫu đăng nhập hoặc thanh toán giống như thật để đánh lừa người dùng.
- Kích thích tâm lý: Các đối tượng lừa đảo đa phần đánh vào tâm lý: lòng tham, sự sợ hãi, tính hiếu kỳ, tính tò mò và đặc biệt là tình thương, sự thương hại của con người. Đối tượng thường tạo ra cảm giác khẩn cấp để thúc đẩy nạn nhân hành động ngay lập tức mà không suy nghĩ kỹ lưỡng. Ví dụ, họ có thể thông báo rằng tài khoản của bạn sẽ bị khóa nếu không xác nhận thông tin ngay lập tức.
- Đưa ra phần thưởng hoặc cơ hội hiếm có: Hứa hẹn giải thưởng lớn, cơ hội đầu tư sinh lời cao, hoặc cơ hội việc làm hấp dẫn để thu hút sự chú ý của nạn nhân.
- Yêu cầu hành động gấp: Đối tượng lừa đảo gửi liên kết đến các trang web giả mạo hoặc mã QR, nơi nạn nhân được yêu cầu nhập thông tin cá nhân hoặc tài khoản. Các liên kết này thường được ngụy trang dưới dạng liên kết hợp pháp hoặc phần thưởng.
- Làm giả thông báo khẩn cấp: Sử dụng thông báo giả mạo về sự cố bảo mật, viện cớ lý do nguồn tiền đang bị treo vì phải đóng thuế, cơ quan công an điều tra, lỗi tài khoản, hoặc sự kiện khẩn cấp để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin ngay lập tức.
- Kích thích sự tò mò: Gửi email hoặc tin nhắn về sự kiện, báo cáo, hoặc tài liệu: Đối tượng lừa đảo gửi thông tin về sự kiện nóng hổi, báo cáo quan trọng, hoặc tài liệu hấp dẫn, yêu cầu nạn nhân tải xuống hoặc mở file đính kèm chứa mã độc.
4.Mục đích của đối tượng lừa đảo
Tại Việt Nam, các đối tượng lừa đảo trực tuyến có 2 mục tiêu chính là lừa đảo tài chính và lừa đảo trực tuyến khác. Trong đó 72.6% là lừa đảo trực tiếp vào tài chính, còn 27.4% là các dạng lừa đảo trực tuyến khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức lừa đảo khác đó cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.
Mục tiêu cuối cùng của đối tượng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng lừa đảo có thể tìm cách đánh cắp tiền từ tài khoản ngân hàng, ví điện tử, hoặc thẻ tín dụng của nạn nhân thông qua các kỹ thuật như phishing (lừa đảo qua email và tin nhắn), smishing (lừa đảo qua tin nhắn SMS), hoặc vishing (lừa đảo qua điện thoại).
Các yếu tố mà đối tượng tập trung hướng đến để lợi dụng thực hiện các hành vi lừa đảo là tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.
Cách thức các đối tượng lừa đảo trực tuyến nhận tiền lừa đảo từ nạn nhân bao gồm:
- Chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng rác, các tài khoản không chính chủ được mua lại từ các đối tượng như sinh viên, hoặc các số tài khoản ngân hàng ảo.
- Chuyển tiền qua các cổng thanh toán trực tuyến (Ví dụ như thanh toán mua thẻ điện thoại: cổng Ngân lượng, Bảo kim,…)
- Chuyển tiền qua các ví điện tử như Momo, ViettelPay, VNPay…
- Chuyển tiền thông qua tiền ảo trên các sàn giao dịch.
II. KỸ NĂNG PHÁT HIỆN
Kỹ năng phát hiện giúp người dùng kịp thời phát hiện các thủ đoạn của đối tượng lừa đảo, bảo vệ người dùng khỏi những mất mát tài chính và các hậu quả tiêu cực khác có thể xảy ra khi rơi vào các chiêu trò lừa đảo trên mạng. Để phát hiện các website, email, tin nhắn, hay cuộc gọi có dấu hiệu đáng ngờ và tránh bị lừa đảo trực tuyến, bạn nên chú ý đến một số đặc điểm cảnh báo sau:
1.Đối với hình thức lừa đảo Gọi điện trực tiếp
Người dùng có thể phát hiện các cuộc gọi lừa đảo thông qua những dấu hiệu sau đây:
- Cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không chính xác: Đối tượng lừa đảo thường cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc mập mờ về mục đích của cuộc gọi, danh tính của mình hoặc tổ chức họ đại diện.
- Gây áp lực hoặc tạo cảm giác khẩn cấp: Cuộc gọi lừa đảo thường cố gắng tạo cảm giác khẩn cấp và sự thiếu cảnh giác của nạn nhân, yêu cầu người nhận thực hiện hành động ngay lập tức, thường là chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân.
- Yêu cầu cung cấp thông tin quan trọng và nhạy cảm cá nhân hoặc tài chính: Các đối tượng lừa đảo thường yêu cầu người nhận cung cấp thông tin như số thẻ tín dụng, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc các thông tin nhạy cảm khác.
- Hứa hẹn lợi ích bất ngờ: Đối tượng lừa đảo có thể hứa hẹn những lợi ích không thực tế, như trúng thưởng, quà tặng hoặc khoản tiền lớn, nhưng yêu cầu người nhận phải trả phí hoặc cung cấp thông tin trước.
2.Đối với hình thức lừa đảo qua Tin nhắn (SMS)/ Email
Để phát hiện hình thức lừa đảo thông qua tin nhắn (SMS)/email, người dùng cần lưu ý những dấu hiệu này:
- Địa chỉ gửi email không chính xác: Kiểm tra địa chỉ email của người gửi. Thông thường, địa chỉ email của các tổ chức uy tín sẽ có tên miền chính thức, còn email giả mạo thường có tên miền không rõ nguồn gốc hoặc không chính xác.
- Phần chữ ký và thông tin liên hệ của email không đúng chuẩn format, hoặc đôi khi không có chữ ký và thông tin liên hệ cụ thể như số điện thoại, địa chỉ…
- Lỗi chính tả và ngữ pháp: Email lừa đảo thường có lỗi chính tả, ngữ pháp, và cấu trúc câu không chuẩn.
- Yêu cầu thông tin cá nhân: Email yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng một cách khẩn cấp.
- Liên kết, tệp tin đáng ngờ: Các liên kết trong email có thể dẫn đến trang web giả mạo. Di chuột qua liên kết để xem địa chỉ URL thực tế trước khi nhấp vào.
- Tệp tin đính kèm đáng ngờ: tệp tin có thể chèn mã độc hại (có đuôi như .pdf, .doc, .xlsx, .bat, .zip, .rar, .html, .exe...), đôi khi là tệp tin đính kèm là file nén có mật khẩu bảo vệ, hoặc tệp tin có kích thước lớn khi được giải nén nhằm vượt mặt sự phát hiện của các bộ máy rà quét mã độc trực tuyến (như Virustotal.com).
- Lời hứa về phần thưởng hoặc khuyến mãi bất ngờ: Tin nhắn hứa hẹn bạn thắng giải thưởng lớn hoặc yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân để nhận quà.
3.Đối với hình thức lừa đảo qua Mạng xã hội
Sử dụng các nền tảng mạng xã hội để lừa đảo giúp các đối tượng dễ dàng ẩn danh tính và đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:
- Lời mời kết bạn, làm quen bất ngờ từ người lạ: Để tạo lòng tin, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng hình ảnh chỉn chu, ngoại hình bắt mắt tiếp cận nạn nhân, làm quen một cách bất ngờ.
- Dụ dỗ tham gia các hội nhóm đầu tư, làm nhiệm vụ: Gắn mác đầu tư ít, lợi nhuận cao, các đối tượng đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền của nạn nhân.
- Quảng cáo tuyển dụng hay các dịch vụ hấp dẫn: Các đối tượng lừa đảo thường đăng tải bài viết quảng cáo dịch vụ với nhiều ưu đãi hấp dẫn, mức giá không tưởng như tour du lịch, vé máy bay giá rẻ,… hay tuyển dụng “việc nhẹ lương cao”, dịch vụ lấy lại tiền bị lừa,… để chào mời khách hàng nhẹ dạ cả tin trên mạng xã hội.
- Lừa đảo video Deepfake: Các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra những video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.
- Yêu cầu đóng cọc trước, chuyển tiền khẩn: Các đối tượng lừa đảo có thể nghĩ ra nhiều lý do để yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền, hoặc giả danh bạn bè, người thân cần vay tiền gấp.
4.Đối với hình thức lừa đảo thông qua Website
Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng những website giả mạo để đánh lừa người dùng, dưới đây là các dấu hiệu cần lưu ý để phát hiện kịp thời:
- Địa chỉ trình duyệt (URL) không chính xác: Kiểm tra kỹ địa chỉ URL để đảm bảo nó chính xác và thuộc về trang web chính thức. Các trang web lừa đảo thường có địa chỉ URL tương tự như trang web chính thức nhưng có những thay đổi nhỏ (như thay đổi ký tự, thêm số).
- Các đường dẫn có dấu hiệu hoặc ký tự bất thường như lỗi chính tả (Sai khác, thiếu hoặc thừa một vài ký tự, hoặc thay thế một vài ký tự với ký tự); Tên miền có tiền tố hoặc hậu tố sử dụng ký tự lạ; Tên miền phụ cố bắt chước tên miền của một trang hợp pháp…
- Độ tin cậy của domain: Các đuôi trang .com, .org, .gov (chính phủ), .edu (giáo dục đào tạo)… thường là những top-level domain có thể tin cậy được, tuy nhiên cũng cần phải cẩn trọng khi truy cập nếu thấy có dấu hiệu khả nghi về việc lấy cắp hay thu thập thông tin dữ liệu cá nhân; Các đuôi top-level domain ít phổ biến như .info, .asia, .vip, .tk, .xyz… thường có độ tin cậy khá thấp; Một số đường dẫn sử dụng tên miền quốc tế (IDN) để đánh lừa nạn nhân hoặc sử dụng dịch vụ rút gọn tên miền; Sử dụng tên miền dài khiến người dùng nhầm lẫn; Đường dẫn open redirector nhằm đánh lừa nạn nhân sau đấy điều hướng nạn nhân sang một trang khác để lừa đảo…
- Thiếu chứng chỉ SSL: Trang web chính thức thường có chứng chỉ SSL, biểu thị bằng khóa an toàn và “https” thay vì “http” trong địa chỉ URL.
- Thiết kế kém chất lượng: Trang web lừa đảo thường có thiết kế kém, hình ảnh không đúng quy chuẩn thương hiệu, lỗi chính tả, và thiếu chuyên nghiệp. Nguyên nhân là do các trang web giả mạo thường không kiểm duyệt kỹ nội dung. Hoặc các trang này được tạo bởi đối tượng ở nước ngoài không thành thạo ngôn ngữ được sử dụng để lừa đảo.
- Cảnh báo, đe dọa, quảng cáo: Website lừa đảo khi truy cập thường xuất hiện cảnh báo, đe dọa hoặc các chương trình trúng thưởng với phần quà hấp dẫn mục đích dẫn dụ người dùng truy cập các liên kết không an toàn.
- Chứng nhận Tín nhiệm mạng: Tín nhiệm mạng chứng nhận độ tin cậy về ATTT cho các đối tượng trên không gian mạng. Các website của cơ quan nhà nước đều sẽ được cấp chứng nhận tín nhiệm mạng. Người dùng cần đối chiếu kỹ càng với tín nhiệm mạng để đảm bảo website truy cập đủ tin cậy.
- Chứng nhận của Bộ Công Thương: Doanh nghiệp bắt buộc phải khai báo tên miền và trang web với Bộ Công Thương. Nếu không có chứng nhận này thì trang web chưa đủ độ tin cậy.
- Yêu cầu thông tin cá nhân ngay lập tức: Trang web yêu cầu bạn nhập thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng ngay lập tức mà không có bất kỳ lý do hợp lý nào.
5.Đối với hình thức lừa đảo thông qua Phần mềm, ứng dụng giả mạo
Sử dụng các phần mềm, ứng dụng giả mạo là một trong những phương thức lừa đảo của các đối tượng, bởi vậy người dùng cần xây dựng kỹ năng phát hiện kịp thời và chú ý các dấu hiệu sau:
- Tải từ nguồn không chính thức: Nếu ứng dụng không được tải từ các cửa hàng ứng dụng chính thức như Google Play, CH Play hoặc App Store, đó có thể là dấu hiệu của ứng dụng giả mạo. Nếu ứng dụng được tải về dưới dạng đuôi file .apk (Dichvucong.apk) hoặc .mobileconfig thì tuyệt đối không nên cài đặt.
- Yêu cầu quyền truy cập không cần thiết: Nếu ứng dụng yêu cầu quyền truy cập vào các thông tin hoặc chức năng không liên quan đến mục đích chính của nó (như quyền truy cập danh bạ, tin nhắn, vị trí), đây có thể là dấu hiệu của phần mềm độc hại.
- Giao diện kém chất lượng: Ứng dụng giả mạo thường có giao diện kém chất lượng hoặc không chuyên nghiệp, nội dung chứa lỗi chính tả.
- Tính năng không rõ ràng: Nếu tính năng của ứng dụng không rõ ràng hoặc không giống như quảng cáo, có thể là dấu hiệu của phần mềm giả mạo.
- Thông tin nhà phát triển không được xác minh: Nhà phát triển ứng dụng không có trang web chính thức hoặc thông tin liên hệ rõ ràng.
III. KỸ NĂNG XỬ LÝ
Kỹ năng xử lý là những kiến thức cơ bản và cần thiết giúp mọi đối tượng trên không gian mạng bình tĩnh xử lý tình huống khi gặp phải trường hợp lừa đảo trực tuyến. Khi người dùng phát hiện bản thân đã trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo trực tuyến, bị chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc tài sản, việc áp dụng những kỹ năng xử lý nhanh gọn và chính xác là rất quan trọng. Việc phản ứng nhanh chóng và đúng cách cả trước, trong và sau khi bị lừa đảo có thể giúp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro tiếp theo.
1.Xử lý khi gặp lừa đảo trực tuyến
- Chủ động chặn các tin nhắn cuộc gọi: Khi được tiếp cận bởi các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân nên chủ động ngắt liên lạc, chặn tin nhắn.
- Báo cáo các tin nhắn, cuộc gọi: Chặn và báo cáo các tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo trên các nền tảng mạng xã hội. Đối với các cuộc gọi điện, lưu lại số điện thoại của các đối tượng và trình báo với cơ quan công an nhằm kiểm tra và bắt giữ.
- Tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các phương thức, thông tin liên quan tới hành vi lừa đảo, rất có thể hành vi đó đã được báo cáo và đăng tải bởi các cơ quan truyền thông hoặc nạn nhân khác.
- Gửi cảnh báo về Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn
2.Xử lý sau khi bị lừa đảo trực tuyến
- Trường hợp bị dẫn dụ chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo:
Không ít trường hợp nạn nhân nhẹ dạ cả tin, làm theo lời dẫn dụ của đối tượng lừa đảo và tự chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng này. Trong trường hợp gặp phải tình huống tương tự, nạn nhân cần phải:
- Dừng chuyển tiền, tuyệt đối không tiếp tục làm theo lời dẫn dụ của đối tượng lừa đảo.
- Liên hệ ngay lập tức với ngân hàng và tổ chức tài chính để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.
- Sao lưu lịch sử giao tiếp, giao dịch: Nhanh chóng lưu lại các đoạn hội thoại với đối tượng lừa đảo, lịch sử giao dịch chuyển khoản nhằm phục vụ cho quá trình điều tra và truy vết đối tượng.
- Trình báo lừa đảo: Trình báo vụ việc lừa đảo trực tuyến với các cơ quan chức năng như lực lượng công an địa phương.
- Cảnh báo cho gia đình và bạn bè về trường hợp lừa đảo này để họ có thể đề phòng những chiêu trò tiếp theo có thể xảy ra.
- Trường hợp bị mất các thông tin đăng nhập, chiếm quyền điều khiển thiết bị:
Trong trường hợp các đối tượng lừa đảo có thông tin đăng nhập tài khoản hay chiếm được quyền điều khiển thiết bị và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người dùng cần:
- Liên hệ với ngân hàng hoặc các đơn vị tài chính: Trong trường hợp thông tin tài chính bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt, liên hệ ngay với ngân hàng hoặc các đơn vị tài chính để thông báo về sự cố và khóa tài khoản. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các đối tượng thực hiện giao dịch trái phép.
- Thay đổi toàn bộ mật khẩu có độ khó cao, trên 12 ký tự (bao gồm chữ số chữ hoa, chữ thường và các ký tự đặc biệt) đồng thời bật tính năng bảo mật hai bước trên các nền tảng trực tuyến đang sử dụng.
- Kiểm tra thiết bị và hệ thống: Sử dụng phần mềm diệt virus và các công cụ bảo mật khác để quét thiết bị nhằm phát hiện và loại bỏ phần mềm độc hại.
- Cài đặt lại hệ thống thiết bị: Trong trường hợp nhận thấy thiết bị có dấu hiệu bị xâm nhập, người dân nên đặt lại dữ liệu, đưa thiết bị về trạng thái nguyên bản nhằm loại bỏ các phần mềm độc hại, ngăn không cho đối tượng thực hiện hành truy cập vào các tài khoản trực tuyến.
- Trình báo lừa đảo: Trình báo vụ việc lừa đảo trực tuyến với các cơ quan chức năng như lực lượng công an địa phương.
- Giám sát tài khoản và tín dụng: Theo dõi tài khoản ngân hàng và báo cáo tín dụng để phát hiện các hoạt động bất thường hoặc trái phép.
- Gửi cảnh báo về Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn
- Học hỏi từ kinh nghiệm: Xem xét lại cách thức lừa đảo nhằm phòng tránh các tình huống tương tự trong tương lai. Theo dõi kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia trên Facebook, TikTok để cập nhật các tin tức an toàn thông tin, đặc biệt là lừa đảo trực tuyến.
IV. KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH
Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến cung cấp các kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro trên internet. Dưới đây là các kỹ năng cơ bản và nâng cao giúp bạn phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến hiệu quả.
1.Kỹ năng phòng tránh cơ bản:
Việc nâng cao nhận thức, luôn cảnh giác trước những bất thường khi tham gia không gian mạng là những kỹ năng cơ bản giúp hạn chế tối đa rủi ro không đáng có. Để phòng tránh lừa đảo trực tuyến, người dùng cần:
- Kiểm tra nguồn gốc thông tin: Xác định xem thông tin đến từ nguồn đáng tin cậy hay không. Kiểm tra tên miền và đường dẫn URL của trang web. Hãy chú ý đến các tên miền khác thường, có lỗi chính tả hoặc không có các chứng chỉ tín nhiệm mạng.
- Cảnh giác với người lạ kết bạn qua mạng xã hội, qua Zalo, Telegram… Khi có dấu hiệu khả nghi ngay lập tức không kết bạn và không trả lời. Ngoài ra ẩn đi danh sách bạn bè của mình trên các tài khoản mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo biết đến các mối quan hệ xung quanh của mình.
- Cảnh giác với email và tin nhắn lạ: Các email hoặc tin nhắn lừa đảo thường giả mạo các tổ chức uy tín (như ngân hàng, đơn vị nhà nước hoặc công ty công nghệ). Kiểm tra kỹ địa chỉ email người gửi, so sánh đối chiếu với địa chỉ email được ghi trên các cổng thông tin chính thống. Thông thường, các địa chỉ Email giả mạo sẽ bao gồm các ký tự thừa, tên miền không chính xác.
- Cẩn thận với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài chính: Không chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tài chính qua email hoặc tin nhắn cho các đối tượng lạ. Ngoài các đơn vị ngân hàng, các tổ chức hoặc doanh nghiệp uy tín sẽ không yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.
- Cảnh giác với những yêu cầu đặt cọc hoặc chuyển khoản trước: Tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng lạ trong mọi trường hợp. Đối với các giao dịch trực tiếp, người dân được khuyến cáo nên thực hiện trực tiếp hoặc thông qua cá nhân hoặc tổ chức trung gian uy tín.
- Tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến: Các loại hình lừa đảo qua mạng như lừa đảo qua email, tin nhắn, mạo danh và lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được phổ biến rất nhiều trên mạng. Hiểu biết về các phương thức này sẽ giúp dễ dàng nhận diện và phòng tránh hậu quả không đáng có. Theo dõi và cập nhật tại kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia (Facebook/TikTok) hoặc website Khonggianmang.vn
2.Kỹ năng phòng tránh nâng cao:
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, người dùng cũng cần những kỹ năng nâng cao giúp phòng tránh lừa đảo trực tuyến một cách hiệu quả nhất, bao gồm:
- Bảo vệ thông tin cá nhân: Tránh chia sẻ quá nhiều thông tin, hình ảnh cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội. Ẩn hết các thông tin cá nhân như địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số điện thoại…). Khi đăng gì lên mạng xã hội nên cân nhắc kỹ và nên chia sẻ ở chế độ bạn bè.
- Sử dụng mật khẩu dài và phức tạp: Đảm bảo mỗi tài khoản trực tuyến sở hữu mật khẩu mạnh, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.
- Thiết lập xác thực đa yếu tố (2FA): Kích hoạt xác thực đa yếu tố đối với các tài khoản trực tuyến. Điều này đồng nghĩa với việc bổ sung một lớp xác thực (thông qua tin nhắn, email hoặc cuộc gọi) ngoài mật khẩu nhằm gia tăng mức độ bảo mật cho tài khoản.
- Cập nhật phần mềm bảo mật: Cài đặt và thường xuyên cập nhật các phần mềm diệt virus, tường lửa, và các công cụ bảo mật khác để bảo vệ thiết bị khỏi các phần mềm có chứa mã độc và các mối đe dọa khác.
- Kiểm tra và giám sát tài khoản tài chính: Theo dõi kỹ các giao dịch trên tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng để phát hiện bất kỳ giao dịch nào không hợp lệ.
- Sao lưu dữ liệu định kỳ: Sao lưu dữ liệu quan trọng thường xuyên để tránh mất dữ liệu trong trường hợp bị tấn công hoặc bị lừa đảo.
V. KỸ NĂNG BẢO VỆ
Kỹ năng bảo vệ là việc xây dựng nền tảng kiến thức kiên cố với những “nguyên tắc vàng” để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi lừa đảo trực tuyến. Bằng cách ghi nhớ và chia sẻ những nguyên tắc dưới đây, bạn có thể xây dựng một hàng rào bảo vệ vững chắc cho bản thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng trước các mối đe dọa lừa đảo trực tuyến.
1.“Nguyên tắc vàng” bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo trực tuyến
- Nguyên tắc 1: Hãy chậm lại
Những đối tượng lừa đảo thường tạo ra cảm giác cấp bách để chúng có thể vượt qua khả năng nhận định của bạn. Những cuộc gọi, tin nhắn... thúc giục phải hành động nhanh như: thời gian khuyến mãi đã hết; nếu không chuyển tiền bây giờ bạn và người thân phải thực hiện các thủ tục tố tụng...
Trong tình huống này, bạn hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ và đặt câu hỏi tìm hiểu kỹ nội dung, thông tin để tránh bị dồn vào tình huống xấu.
- Nguyên tắc 2: Kiểm tra tại chỗ
Tìm hiểu thêm để xác thực thông tin bạn đang nhận được. Nếu bạn nhận được một cuộc gọi không mong muốn, hãy tra cứu số ngân hàng, cơ quan, hoặc tổ chức đang gọi đến và liên hệ lại trực tiếp.
- Nguyên tắc 3: Dừng lại! Không gửi
Không một cá nhân hoặc cơ quan nào yêu cầu thanh toán ngay tại chỗ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy giao dịch không đáng tin, hãy dừng lại vì có thể đây là dấu hiệu lừa đảo.
2.Quy tắc “6 KHÔNG”
- KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho đối tượng không quen biết; thận trọng rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền.
- KHÔNG kết bạn và nói chuyện với người lạ, đặc biệt là những tài khoản có hình ảnh ngoại hình đẹp và bắt mắt. Tuyệt đối không nhận lời mời tham gia các hội nhóm mà không rõ mục đích đối tượng.
- KHÔNG truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website, ứng dụng hoặc mở tệp đính kèm đến từ người gửi không xác định, không rõ nguồn gốc.
- KHÔNG cán bộ cơ quan nhà nước, bộ công an, viện kiểm sát, tòa án hay đơn vị tài chính… nào gọi điện để điều tra qua điện thoại, yêu cầu phải cung cấp thông tin cá nhân hay đóng tiền.
- KHÔNG thực hiện chuyển khoản trước, tuyệt đối không đặt cọc, chuyển khoản tiền cho các đối tượng lạ trong bất cứ trường hợp nào.
- KHÔNG tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận "phi thực tế" mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ "việc nhẹ lương cao"...
Theo dõi và cập nhật các thông tin, tình huống, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… hoặc website Khonggianmang.vn
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về an ninh mạng, an toàn thông tin:
1. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an; hoặc Cục Cảnh sát hình sự (C02) trực thuộc Bộ Công An.
Tại mỗi địa phương, liên hệ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05).
2. Cục An toàn thông tin (AIS), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Cục An toàn thông tin là cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin, điện thoại 024 3209 6789; email ais@mic.gov.vn.
3. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86), Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Bên cạnh đó Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại 63 tỉnh/thành phố là cánh tay nối dài của Bộ Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố.
5. Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (VNISA), số điện thoại: 024 62901028; email info@vnisa.org.vn.
6. Các doanh nghiệp an toàn thông tin của Việt Nam: Bkav, VNPT Cyber Immunity, Viettel Cyber Security, CMC Cyber Security, FPT IS, HPT, MISOFT và VNCS...
7. Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng do Cục An toàn thông tin (AIS) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì điều phối cùng 8 đơn vị sáng lập VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, TikTok và Cốc Cốc.
Kính thưa: Toàn thể cán bộ và nhân dân
Trong những năm qua, các vụ cháy, nổ liên quan đến pháo hoa, pháo nổ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản. Thời gian qua, lực lượng Công an xã Nam Sơn đã triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp tuyên truyền, vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về pháo qua đó góp phần bảo đảm ANTT trên địa bàn huyện. Dự báo từ nay đến Tết Nguyên đán, tình hình mua bán, vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo trái phép diễn biến phức tạp. Để tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm này, Công an xã Nam Sơn đề nghị mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; mỗi gia đình, người dân chấp hành nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 137 về quản lý, sử dụng pháo; các hành vi nghiêm cấm си thể sau:
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không đảm bảo an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ
điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện, cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
Những tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 144/NĐ-CP của Chính phủ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015 và Luật sửa đối, bổ sung năm 2017.
Vì bình yên, hạnh phúc của mọi người, đề nghị cán bộ và nhân dân thực hiện nghiêm túc Nghị định số 137 về quản lý, sử dụng pháo; tích cực tham gia tố giác, thông báo với cơ quan chức năng về các hành vi chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo. Số điện thoại của đồng chí Nguyễn Đăng Hòa - Trưởng Công an xã Nam Sơn: 0988111807.
Kính thưa: Toàn thể cán bộ và nhân dân
Thời gian qua, lực lượng Công an xã Nam Sơn đã triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp tuyên truyền, vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ qua đó góp phần bảo đảm ANTT trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, qua theo dõi cho thấy, kết quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với các đối tượng, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép VK, VLN, CCHT trên không gian mạng, đường bưu chính, phương tiện giao thông còn hạn chế. Dự báo từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn, tình hình mua bán, vận chuyển trái phép VK, VLN, CCHT trên không gian mạng, đường bưu chính, phương tiện giao thông trên địa bàn huyện có những diễn biến phức tạp. Để tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm này, đề nghị mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; mỗi gia đình, người dân thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật số 14 về quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT. Các hành vi bị nghiêm cấm cụ thê sau:
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.
3. Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được giao.
6. Giao vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
7. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia
bảo.
8. Vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
9. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
10. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
11. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ dưới mọi hình thức.
12. Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
13. Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
14. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Những tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 144/NĐ-CP của Chính phủ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2015 và Luật sửa đối, bố sung năm 2017.
Vì sự an toàn của cộng đồng và bình yên, hạnh phúc của mỗi gia đình, Công an xã Nam Sơn trân trọng đề nghị cán bộ và Nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, Luật số 14 về quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT; tích cực tham gia tố giác, thông báo với cơ quan chức năng về các hành vi chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép VK, VLN, CCHT. Số điện thoại của đồng chí Nguyễn Đăng Hòa - Trưởng Công an xã Nam Sơn: 0988111807.
Trên địa bàn huyện Sóc Sơn hiện tại đã xuất hiện bệnh dại trên địa bàn xã Hiền Ninh và Minh Phú. Tình hình diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng đến người dân trong xã. Căn cứ Kế hoạch của UBND huyện và tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn chỉ đạo như sau:
- Thành Lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch và các tổ công tác cơ động để phòng chống bệnh dại trên địa bàn xã.
- Yêu cầu các đồng chí trong ban chi ủy, chi bộ, trưởng, phó thôn, Đội An ninh trật tự các thôn tập trung về nhà văn hóa vào lúc 20 giờ tối nay ngày 31/7/2024 để nhận nhiệm vụ tham gia phòng chống bệnh dại.
Giao đồng chí trưởng thôn chủ trì, triển khai kế hoạch của UBND xã về phòng chống bệnh dại, lập danh sách đến từng hộ nuôi chó, mèo để thực hiện tiêm phòng theo quy định.
- Giao Công an xã, lực lượng an ninh trật tự tham gia đặt các trạm kiểm soát phòng chống bệnh dại, cảnh báo đường giao thông xuống cấp, xử lý xe quá khổ, quá tải, xe rác chạy trái tuyến trên địa bàn.
- Đề nghị nhân dân có phát triển chăn nuôi chó, mèo chủ động khai báo, đăng ký tiêm phòng dại và hợp tác với chính quyền trong việc chấp hành, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn xã.
- Mật trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong công tác phòng chống dịch bệnh để đảm bảo cho người và vật nuôi, không để phát sinh dịch bệnh trên địa bàn./.
- TG: Hoàng Mai
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA HUYỆN ỦY
- Báo cáo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 15 HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX,...
- Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng năm 2024 của HĐND huyện Sóc...
- Thông báo bổ sung nội dung Kế hoạch tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2023
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2021
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng quý I, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng...
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA UBND
- Xã Nam Sơn triển khai Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND xã Nam Sơn về sắp xếp đơn vị...
- Thông báo kết luận cảu đồng chí Phạm Văn Minh - CT UBND huyện tại Hội nghị giao ban trực tiếp và...
- Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện
- Thông báo kê khai Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với cá nhân, hộ gia đình đang sử...
- Thông báo kết luận của đồng chí Hoàng Văn Chung - Chủ tịch UBND xã tại hội nghị triển khai nhiệm...
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA HĐND
- Nghị quyết số 33/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
- BÁO CÁO TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI TRƯỚC VÀ SAU KỲ HỌP THỨ XIV TRƯỚC VÀ SAU KỲ HỌP THỨ XIV, HỘI...
- Báo cáo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 15 HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX,...
- CHƯƠNG TRÌNH KỲ HỌP THỨ 10 HĐND XÃ NAM SƠN KHÓA XX
- Hội đồng nhân dân xã Nam Sơn tổ chức Kỳ họp thứ 10 HĐND xã khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026